TẤT TẦN TẬT VỀ LACTOSE
CN CT
Thứ Sáu,
22/04/2022
Cấu trúc hóa học của Lactose
Lactose là đường chủ yếu có trong sữa động vật và các sản phẩm từ sữa, nó chính là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não, làm phân mềm, tạo sự môi trường tốt cho các vi khuẩn có lợi như: Bifidus và Lactobacillus giúp phát triển hệ miễn dịch và tiêu hóa đặc biệt đối với trẻ em. Nếu không dung nạp lactose cũng có một số ảnh hưởng đến những người sử dụng loại đường này.
1. Lactose là gì?
Lactose là đường chính (hoặc carbohydrate) tự nhiên có trong sữa. Thành phần của lactose là một phân tử đường lớn được tạo thành từ hai phân tử đường nhỏ hơn là glucose và galactose. Để cho đường sữa được hấp thụ vào ruột và cơ thể, trước tiên nó phải được tách thành glucose và galactose. Hai loại đường này sau đó được hấp thụ bởi các tế bào lót ruột non. Enzym có nhiệm vụ phân tách đường sữa thành glucose và galactose. Các enzyme này nằm trên bề mặt của các tế bào lót ruột non và được gọi là enzyme lactase.
2. Vai trò của lactose
Lactose cung cấp đường glucose và galactose cho cơ thể. Trong sữa mẹ chứa 7,2% lactose (chỉ có 4,7% là lactose trong sữa bò bò), cung cấp tới 50% nhu cầu năng lượng của trẻ sơ sinh (sữa bò cung cấp tới 30% nhu cầu năng lượng của trẻ sơ sinh). Mặc dù glucose có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, nhưng lactose là nguồn duy nhất cung cấp galactose.
Galactose có các chức năng sinh học và tác dụng khác nhau trong các quá trình thần kinh và miễn dịch. Galactose là một thành phần của một số đại phân tử (cerebroside, ganglioside và mucoprotein), đồng thời nó cũng là thành phần quan trọng của màng tế bào thần kinh. Hơn nữa, Galactose cũng là một thành phần của các phân tử có trên các tế bào máu xác định nhóm máu ABO.
Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, đường sữa có thể đóng vai trò trong việc hấp thụ canxi và các khoáng chất khác như đồng và kẽm, đặc biệt là trong giai đoạn trứng nước. Hơn nữa, nếu nó không được tiêu hóa ở ruột non, thì có thể sử dụng như men vi sinh đường ruột làm chất dinh dưỡng (prebiotic). Lactose và các loại đường sữa khác cũng thúc đẩy sự phát triển của bifidobacteria trong ruột và có thể đóng vai trò lâu dài trong việc chống lại sự suy giảm liên quan đến lão hóa của một số chức năng miễn dịch.
Lactose có nhiều trong sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.
3. Tình trạng liên quan đến lactose
3.1. Lactose maldigestion
Lactose maldigestion là khó tiêu hoá đường sữa. Nó được quan tâm bởi hầu hết bởi mọi người trên thế giới. Đó là sự giảm hoạt động bình thường của enzyme lactase. Enzyme này sẽ biến đổi đường sữa thành glucose và galactose, đồng thời cả hai loại đường đơn này được cơ thể sử dụng tạo năng lượng cũng như có vai trò trong các chức năng khác nhau của cơ thể.
Lactose maldigestion xuất hiện sau khi cai sữa, khi đó hoạt động của enzyme lactase bắt đầu suy giảm một cách tự nhiên. Đối với hầu hết mọi người, Lactose maldigestion đều có thể tạo ra ít hoặc không có triệu chứng. Lactose maldigestion khác nhau giữa các quần thể khác nhau cũng như các sản phẩm sữa khác nhau được tiêu thụ trong thời kỳ trưởng thành. Sự suy giảm hoạt động của enzyme Lactase phổ biến ở những người thuộc thổ dân châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Nam Mỹ, Nam Âu và Úc hơn so với những người gốc Bắc Âu.
3.2. Lactose intolerance
Lactose intolerance hay không dung nạp lactose là không có khả năng tiêu hóa đường sữa dẫn đến các triệu chứng ở đường ruột như đầy hơi, tiêu chảy và khí. Tuy nhiên, những triệu chứng này không đặc hiệu với không dung nạp đường sữa có liên quan đến yếu tố tâm lý, chẳng hạn như: căng thẳng, chấn thương cảm xúc, hay rối loạn chức năng đường ruột (xảy ra trong khi nhiễm trùng hoặc suy dinh dưỡng).
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm xuất hiện tình trạng trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa. Để khắc phục tình trạng này, các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đồng thời, nên lựa chọn sữa phù hợp với trẻ để giúp cho trẻ phát triển toàn diện.
3.3. Sự khác biệt của hai tình trạng này
Có sự khác biệt giữa hai tình trạng lactose maldigestion và không dung nạp lactose. Trong cả hai tình trạng này chỉ có một phần nhỏ đường sữa được tiêu hóa, đường sữa không tiêu hóa đi vào đại tràng.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp cụ thể, sự lên men vi khuẩn của đường sữa không tiêu hóa trong ruột kết dẫn đến một hoặc nhiều triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy và khí. Điều này được gọi là không dung nạp lactose. Do đó, không dung nạp lactose là tình trạng rối loạn đường sữa dẫn đến một hoặc nhiều triệu chứng này.
Hơn nữa, tình trạng không dung nạp lactose rất liên quan đến ít người, trong khi đó tình trạng lactose maldigestion lại liên quan đến khoảng 70-75% dân số thế giới.
Những người không thể uống đữa sữa vì không thể dung nạp lactose
4. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng không dung nạp lactose
Trong ruột, đường sữa được chuyển hóa bởi enzyme lactase thành glucose và galactose, cả hai loại đường này đều đơn giản hơn đường trong sữa. Những loại đường này sẽ được cơ thể sử dụng để tạo năng lượng và tham gia vào chức năng khác nhau trong cơ thể. Hầu hết mọi người đều gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường sữa. Đó là do sự suy giảm bình thường của hoạt động của enzyme lactase sau khi cai sữa, hay còn được gọi là sự không tồn tại của lactase. Các triệu chứng không dung nạp lactose thường không xảy ra cho đến khi sự hoạt động của enzyme lactase có ít hơn 50%.
Ở cấp độ di truyền, gen mã hóa cho enzyme lactase là LCT thường trở nên kém hoạt động theo tuổi tác. Với một số trường hợp cụ thể, việc sản xuất enzyme lactase trong ruột được duy trì và chúng có khả năng tiêu hóa đường sữa từ khi còn nhỏ. Trong khi đó, ở những người khác lại mất khả năng này và có thể gặp khó chịu đường ruột khi tiêu thụ loại đường này.
Không dung nạp lactose xảy ra khi lactose maldigestion dẫn đến một hoặc nhiều triệu chứng đường ruột khó chịu như: Đầy hơi, tiêu chảy và khí.
Lactose maldigestion được khuyến nghị tiêu thụ với lượng nhỏ (tối đa 12g trong một lần uống và tối đa 24g mỗi ngày). Sữa chua là sản phẩm được chế biến từ sữa có chứa vi khuẩn sống giúp tiêu hóa đường sữa chứa trong nó hay các loại phô mai có chứa ít hoặc không có đường sữa là sản phẩm được lựa chọn thay thế tốt cho lactose maldigestion.
5. Sự ảnh hưởng của không dung nạp lactose và sức khỏe
Không dung nạp lactose hay lactose maldigestion không phải là bệnh và nó không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại làm giảm chất lượng cuộc sống.
Không dung nạp lactose hoặc lactose maldigestion được chẩn đoán là một trong những lý do phải hạn chế hoặc tránh sử dụng sữa. Do đó, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bởi sự thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể xảy ra do việc tránh sữa, chẳng hạn như lượng canxi thấp. Theo tuyên bố của Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu, lượng canxi thấp có thể làm giảm khả năng duy trì xương và răng bình thường.
Để đạt được lượng canxi cần thiết theo khuyến nghị, những người có tình trạng này nên sử dụng các dạng sữa chế biến như phomai, sữa chua...
6. Mối liên quan giữa không dung nạp lactose với dị ứng sữa
Không dung nạp lactose không có liên quan đến tình trạng dị ứng sữa. Dị ứng là sự mẫn cảm của hệ thống miễn dịch với một số yếu tố trong môi trường gây ra vấn đề không nhỏ đối với hầu hết mọi người.
Còn với tình trạng không dung nạp Lactose có liên quan đến đường sữa, đây không phải là protein mà là một loại đường tự nhiên có trong sữa. Nó không có khả năng tiêu hóa đường sữa dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy và khí gas. Lactose không phải là protein sữa mà là đường và nó không được hệ thống miễn dịch nhắm đến.
Những người bị dị ứng sữa bò nên tránh sử dụng sữa và thực phẩm được chế biến từ sữa trong khi những người không dung nạp lactose không nên tránh sữa và thực phẩm từ sữa mà nên tiêu thụ sữa với lượng vừa phải, có thể là tối đa 12g trong một lần uống hoặc tối đa 24g trong một ngày. Không dung nạp Lactose cũng được khuyến cáo để tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua - tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa đường sữa hay một số loại phô mai như phô mai lâu năm, có chứa rất thấp không có đường sữa.
Nguồn: Vinmec.com
-------------------------------------------------------------------
Ngoài việc tập luyện và chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc nạp thêm những thực phẩm thể thao vào cơ thể cho việc tăng cân, tăng cơ, giảm cân, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng rất quan trọng.
Hãy truy cập ngay https://thucphamthethao.com/ để chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp với nhu cầu, kinh tế và chế độ của mình nhé!
Hotline tư vấn: 09.747.52.747 - 028 3820 6067
MUA HÀNG TẠI 3 CHI NHÁNH Thucphamthethao.com
Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 166 Đinh Tiên Hoàng, P. Đakao, Q. 1
Tel: 02838206067 - Hotline: 0931.341.646
Email: thucphamthethao11@gmail.com
Hà Nội
Địa chỉ: 183C Đội Cấn, Q. Ba Đình
Tel: 0865.993.500 - Hotline: 0865.993.500
Email: thucphamthethaohanoi@gmail.com
Cần Thơ
Địa chỉ: 131 Đường 3/2, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều
Tel: 0868.048.255 - Hotline: 0962.622.501