Khuyến mãi Khuyến mãi

5 NHÂN TỐ GÂY CHẤN THƯƠNG VAI NGHIÊM TRỌNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

Tinh Nguyen
Thứ Tư, 20/04/2022

Gym là một trong những môn bộ thể thao rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người áp dụng kể cả nam và nữ tuy nhiên hiện nay có những bạn mới tham gia hoặc tiếp xúc với bộ môn gym chưa lâu nên vẫn chưa nhận ra được tầm quan trọng của bài khởi động cũng như việc tập sai động tác dẫn đến việc dễ bị chấn thương vai. Vì vậy làm thế nào để phòng ngừa, giảm thiểu những chấn thương không đáng có trong lúc tập và cách xử lý, sơ cứu nếu không may gặp chấn thương vai.

Chấn thương vai khi tập gym có thể xảy ra sau khi bị té ngã, va chạm, tập luyện thể thao không đúng cách, vận động quá tải trong thời gian dài. Nếu không xử lý và chữa trị sớm, đúng cách có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như cứng khớp, teo cơ, mất chức năng khớp vai.

Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin cơ bản về trường hợp chấn thương vai khi tập gym và cách khắc phục hiệu quả.

 

 

NHỮNG LOẠI CHẤN THƯƠNG VAI THƯỜNG GẶP

Khi tập gym nếu không cẩn thận có thể gây ra chấn thương vai. Một số loại chấn thương vai thường gặp như:
– Chấn thương phần mềm, tụ máu bầm.
– Là tổn thương cơ, hay mô dưới da do đụng dập, va chạm.
– Gãy, nứt xương như: Gãy xương đòn, xương cánh tay, gãy khi té ngã đập vai hay chống tay.
– Trật khớp, dãn dây chằng. Nếu đã trật khớp vai mà điều trị không đúng và không đủ thời gian, khả năng trật đi trật lại rất cao, làm yếu khớp vai.
– Viêm, rách gân cơ xoay

 

 

NHÂN TỐ GÂY CHẤN THƯƠNG VAI DO TẬP GYM VÀ CÁCH ĐỀ PHÒNG

Chấn thương vai khi tập gym và các môn thể thao như tennis, cầu lông, bóng chuyền, cử tạ thường do một số nguyên nhân sau gây nên:
– Chơi quá sức.
– Khởi động không kỹ.
– Thể lực cơ bắp không đủ, hoặc cơ thể không được khỏe khi chơi.
– Kỹ thuật không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hay xoay vai
– Viêm túi họat dịch: Trường hợp này ở người chơi các môn có những động tác tay giơ cao qua đầu thường xuyên như cầu lông, tennis, bơi lội. Túi họat dịch này dễ bị cọ xát, đôi khi sưng lên, tụ dịch gây đau.

 

 

CÁCH XỬ LÝ VÀ KHẮC PHỤC TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG VAI DO TẬP GYM

Khi bị chấn thương đau vai mức độ vừa, bạn NÊN:
– Ngừng chơi hoặc tập gym trong một thời gian
– Chườm đá vùng vai bị đau 2-3 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 phút.
– Nên tắm nước nóng toàn thân.
– Có thể dùng các loại gel kháng viêm giảm đau nhanh như Ketoprofen. Loại gel này thoa tại chỗ 2-3 lần ngày. Có tác dụng giúp giảm sưng, đau, tan máu bầm tại chỗ viêm.
– Treo tay lên nếu bị đau nhiều và chấn thương mạnh.
– Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu.
– Nghỉ chơi ít nhất 3 -7 ngày. Trong lúc nghỉ, vẫn vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Không nên nằm ngủ đè lên vai đau.
– Uống thuốc kháng viêm giảm đau.
– Nếu sau 1 tuần vẫn còn đau với các biện pháp điều trị trên, nên đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp để khám và chẩn đoán sớm để có kế hoạch chữa trị đúng cách, nhằm phục hồi lại vận động của khớp vai.

 

Đồng thời bạn KHÔNG NÊN thực hiện những điều sau:

 Xoa bóp dầu nóng hay thuốc rượu vào vai đau. Vì nóng sẽ làm tăng sưng nề và tụ máu bầm nơi gân tổn thương.
– Không nắn sửa, vì nếu nắn sửa không đúng cách sẽ làm rách gân nặng thêm.
– Cố gắng chơi tiếp, có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn do rách gân nặng hơn, máu bầm ra nhiều hơn.
Biện pháp điều trị chuyên khoa
– Nếu thấy vai biến dạng, đau vai dữ dội, có thể bạn đã bị gãy xương hoặc trật khớp vai. Lúc này cần phải đến ngay bệnh viện chuyên khoa để chụp XQuang, và xử lý cấp cứu.
– Sau khi khám và đánh giá đúng tổn thương, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa:
– Kê toa thuốc đặc trị giúp giãn cơ, tan máu bầm, và kháng viêm tại chỗ.
– Chỉ định vật lý trị liệu siêu âm sóng ngắn, chạy điện hỗ trợ tại chỗ viêm.
– Hướng dẫn bạn các bài tập phục hồi và trở lại chơi thể thao tùy theo giai đoạn bệnh.
– Chích thuốc kháng viêm có chứa steroid tại chỗ viêm.

Trên đây là một số thông tin bạn cần nắm rõ về trường hợp chấn thương vai khi tập gym để tránh xảy ra hậu quả không như mong muốn các bạn nhé!